Cây cơm cháy

Lá tắm người Dao Đỏ: nguồn gốc, thành phần, công dụng

Lá tắm người Dao Đỏ giờ đây không chỉ là bài thuốc riêng của người Dao. Loại thuốc này đang ngày càng phổ biến và được khách du lịch quan tâm khi đến Sapa nghỉ dưỡng. Vậy cụ thể lá tắm của người Dao có thành phần ra sao và công dụng thế nào? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu!

Nguồn gốc bài thuốc lá tắm người Dao

 

Lá tắm người Dao Đỏ bắt nguồn từ những người Dao Đỏ sống ở khu vực Tả Phìn, Sa Pa. Đây là bản nhỏ ở vùng núi cao phía Bắc Việt Nam, nơi cư trú của đại đa số dân tộc Dao Đỏ với bài thuốc quý. Phụ nữ cũng như người già hay trẻ nhỏ tại đây đều khỏe mạnh quanh năm, lý do là vì họ biết áp dụng bài thuốc lá tắm từ những nguyên liệu thiên nhiên quý hiếm. 

Được biết, chỉ với việc sử dụng lá tắm này liên tục vài ngày, phụ nữ sau sinh đã có thể khỏe mạnh và làm việc ngay. Bài thuốc lá tắm với các thảo mộc từ rừng sâu trước đây chỉ được người Dao Đỏ sử dụng trong nhà, nhưng hiện loại thuốc tắm này được quảng bá rộng rãi cho khách du lịch đến từ khắp mọi nơi. 

Người Dao Đỏ lên rừng hái lá thuốc
Người Dao Đỏ lên rừng hái lá thuốc

Thành phần của lá tắm

 

Lá tắm người Dao Đỏ có nguồn gốc từ thiên nhiên, với thành phần hơn 120 loại thảo mộc. Một vài trong số đó là tằng hạp, dào mía, càm chậu, sình pầu, puồng lậu, … Ngoài ra, mỗi gói thuốc lá tắm đều có những vị thuốc nhất định cụ thể như sau: 

  • Cây cơm cháy: Loại cây này có tính ấm, vị chua, dùng để khử phong, chữa đau thấp khớp, chữa phù do viêm hay kiết lỵ, chữa viêm khí quản, mụn nhọt,…
  • Cây hoa ông lão: Rễ cây hoa ông lão có tác dụng chữa đau lưng, phù thũng, giảm bệnh khó tiêu, đau răng, phù thũng.
  • Cây chùa dù: Cây chù dù được dùng chữa cảm cúm, trị bệnh ho, sốt, dùng để hãm lấy nước uống hoặc sắc lấy thuốc, hoặc dùng tinh dầu xoa bóp.
  • Cây màng tang: Loại cây này có vị đắng, cay, ấm, mùi sả, có tác dụng trị phong hàn, xoa dịu cơn đau thấp khớp, trị bệnh nhức đầu và đau dạ dày, chữa bệnh đầy hơi, sản hậu, kinh nguyệt không đều, phong thấp,…
  • Cây liên đằng hoa nhỏ: Tác dụng trị bệnh ngoài da như rôm sảy, hắc lào, mụn nhọt, điều trị nhiệt lỵ, bệnh sốt, hỗ trợ tăng tuổi thọ.
Cây cơm cháy
Cây cơm cháy trong bài thuốc bí truyền của người Dao Đỏ
Cây màng tang
Cây màng tang trong bài thuốc của người Dao Đỏ

Quy trình chế biến thuốc

 

Hiện nay,  lá tắm người Dao Đỏ được chế biến và sử dụng ở nhiều hình thức khác nhau, cụ thể bao gồm:

  • Lá thuốc tươi: người dân hái thảo mộc trong rừng sâu và đem về rửa rồi đun sôi để lấy nước tắm hoặc ngâm mình. Tuy nhiên, hình thức này chỉ có thể áp dụng tại chỗ.
  • Lá thuốc sấy khô: quy trình chế biến lá thuốc sấy khô cũng khá đơn giản. Sau khi hái lá thuốc mang về, người Dao Đỏ tiến hành cắt nhỏ cây thuốc tươi và đem sao khô/ phơi khô. Khi có thành phẩm, họ đóng thành từng gói nhỏ và bày bán. 
  • Nước thuốc cô đặc: nếu không muốn dùng lá thuốc sấy khô thì du khách có thể mua nước thuốc cô đặc được bày bán đa dạng tại nhiều điểm du lịch ở Tả Phìn. Những lá cây thuốc được hái về sẽ được rửa sạch và đun sôi khoảng 3 – 4h đồng hồ để thu được nước cốt. 
Quy trình đun và cô đặc nước lá tắm
Quy trình đun và cô đặc nước lá tắm

Dùng cho đối tượng nào & tác dụng

 

Bất kỳ ai cũng có thể sử dụng lá tắm của người Dao. Đối với mỗi nhóm khách hàng, tác dụng của lá tắm cũng phát huy hiệu quả vô cùng thích hợp:

  • Đối tượng là trẻ em: lá tắm cho bé có tác dụng trị rôm sảy, trị bệnh vàng da, tăng sức đề kháng và hạn chế bệnh cảm cúm 
  • Đối với phụ nữ sau sinh: lá tắm thuốc giúp hạn chế bị sản hậu, giúp cơ thể các bà mẹ thon gọn hơn, tăng khả năng hồi phục sau sinh, giúp lưu thông khí huyết, hỗ trợ da sáng và mịn màng, khử mùi cơ thể.
  • Đối với người hay uống rượu bia: bài thuốc tắm này sẽ giúp anh em bớt đau đầu, bớt mệt mỏi hay căng thẳng.
  • Với người già: lá tắm của người Dao giúp chữa bệnh đau đầu, đau lưng, nhức mỏi tay chân, đau xương khớp, giảm mỏi mệt, hỗ trợ thải độc.

 

Cách sử dụng lá tắm người Dao Đỏ

 

Khi sử dụng, với mỗi quy cách đóng gói khác nhau thì cách dùng cũng khác nhau: Dưới đây là 1 số lưu ý khi dùng lá tắm Dao Đỏ mà bạn cần lưu ý:

  • Nên dùng bồn tắm từ gỗ pơ-mu để có công dụng tốt nhất
  • Khi tắm thì không nên pha nước tắm thuốc với nước lạnh
  • Nếu dùng lá tươi/ lá khô: cần đun sôi khoảng 20-30 phút rồi sử dụng nước đun để tắm/ ngâm mình. 
  • Nếu dùng nước thuốc cô đặc: pha nước thuốc vào nước ấm theo tỷ lệ được hướng dẫn (2:98%) và chế thêm nước sôi đủ dùng để ngâm mình.
  • Không nên ngâm mình quá 30 phút, nhưng cũng không được tắm quá nhanh.
  • Tránh dùng lá thuốc này nếu cảm thấy bị đau đầu hay chóng mặt.
  • Nên tắm ở phòng kín gió
  • Không tắm lại với nước thường sau khi tắm nước thuốc.

Mua lá tắm ở đâu, quy cách đóng gói?

 

Lá tắm này có thể được du khách mua trực tiếp ở Tả Phìn, hay tại thị trấn; hoặc được đặt mua online từ Tả Phìn Sapa. Một cách khác là du khách mua lá thuốc online từ các trang bán hàng như Shopee, Lazada. Hiện nay, lá thuốc sấy khô được bán với trọng lượng 1kg/ túi. Với thuốc dạng nước, khách hàng có thể mua theo chai nhỏ 500ml để sử dụng. 

Liên hệ tư vấn & đặt hàng: 0842.862.686

Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp du khách hiểu rõ hơn về lá tắm người Dao Đỏ để tự tin mua về làm quà và sử dụng tại gia đình. 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Shopping Cart